DU LỊCH THÁI LAN 2013 HÀ NỘI

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Sunday, May 19, 2024

Tour đường sông rộn ràng dịp Lễ hội sông nước TP.HCM

Nhiều tour đường sông được các doanh nghiệp du lịch, lữ hành dành nhiều ưu đãi trong dịp Lễ hội sông nước TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều tour đường sông được các doanh nghiệp du lịch, lữ hành dành nhiều ưu đãi trong dịp Lễ hội sông nước TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngay khi Sở Du lịch TP.HCM công bố thông tin Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2 năm 2024, diễn ra từ ngày 31-5 đến 9-6, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn đã nhanh chóng tung ra chùm tour sông nước nội đô với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Đại diện Lữ hành Saigontourist cho biết duy nhất trong ngày 31-5, đơn vị sẽ ra mắt tour đặc biệt "Chill cùng Lễ hội sông nước TP.HCM", từ 18h - 22h, giá trọn gói chỉ 399.000 đồng/khách.

Tour "cực chất" với trải nghiệm "cực cool" đã bao gồm vé xe buýt 2 tầng khởi hành từ trung tâm TP.HCM, đồ ăn nhẹ trên xe và vé tham dự đêm khai mạc và chương trình nghệ thuật tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (quận 4) với vị trí ghế ngồi ở khu vực trung tâm.

Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật sẽ được tổ chức lúc 20h, dàn dựng công phu trong không gian văn hóa đa tầng với hơn 17 hoạt động dưới nước và trên bờ. 

Du khách sẽ có những giây phút sảng khoái, thư giãn với âm nhạc tràn hứng khởi, mãn nhãn với pháo hoa bên bờ sông Bạch Đằng và khung cảnh Sài Gòn lung linh về đêm.

Theo ông Nguyễn Thành Lưu, tổng giám đốc Lữ hành Saigontourist, chương trình Lễ hội sông nước TP.HCM là một trải nghiệm Sài Gòn đầy mới mẻ dành cho du khách.

Với tour nội đô, Lữ hành Saigontourist cũng đang khai thác ba chương trình, gồm Sài Gòn rong ca chiều thứ bảy, Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn và tour Sài Gòn di sản trăm năm.

Công ty Du lịch Việt cũng nhanh chóng làm mới và triển khai nhiều sản phẩm tour với hành trình hấp dẫn để phục vụ du khách trong và ngoài nước xuyên suốt thời gian diễn ra Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2.

Theo đó, du khách có thể mua những sản phẩm tour của đơn vị này đang chào bán áp dụng cho khách lưu trú tại TP.HCM ngắn ngày cũng như dài ngày. Đây là những sản phẩm tour nội đô mang đậm nét văn hóa lịch sử địa phương và kết nối các điểm du lịch bằng đường thủy đô thị.

Có thể kể đến Có một Sài Gòn rất khác với lộ trình từ bến Bạch Đằng tới Cần Giờ; Ngược dòng sông đến vùng đất lịch sử đưa du khách trải nghiệm các điểm từ bến Bạch Đằng tới địa đạo Củ Chi, hay Thành phố bên dòng sông kết hợp xe và tuyến buýt sông giúp du khách hiểu thêm về TP.HCM sôi động…

Ông Nguyễn Minh Mẫn, giám đốc truyền thông - marketing TST Tourist, cho biết trong chương trình kích cầu du lịch hè 2024 có dành nhiều ưu đãi cho khách đăng ký tour nội đô TP.HCM với mức giảm 30 - 50%. 

Nằm trong dòng tour tiết kiệm, giá một số tour nội đô trung bình 800 - 1,2 triệu đồng/tour, như tour Thành phố xanh Thủ Đức với điểm nhấn trải nghiệm vẻ đẹp và câu chuyện lịch sử về Sài Gòn từ dòng sông giá 780.000 đồng/người, tour Sài Gòn ngày và đêm giá 1,18 triệu đồng...

"Sức mua tour nội đô đang tăng khá tốt ngay trước thềm du lịch hè. Chúng tôi cũng kỳ vọng dòng sản phẩm này được các du khách khi đến thành phố lựa chọn như một cách khám phá thành phố trọn vẹn nhất", ông Mẫn nói.

Saturday, May 18, 2024

Khu tưởng niệm thân mẫu Bác Hồ giữa rừng thông rì rào xứ Huế

Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ - nằm ở lưng chừng núi Bân (Huế) - Ảnh: NHẬT LINH

Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ - nằm ở lưng chừng núi Bân (Huế) - Ảnh: NHẬT LINH

Nằm trên con đường Ngự Bình dẫn từ trung tâm TP Huế lên đàn Nam Giao (nơi tổ chức nghi lễ tế trời dưới triều Nguyễn), có một con đường nhỏ liên quan cuộc đời của Bác Hồ ở Huế được lát gạch dẫn lối lên núi Bân.

Trước con đường nhỏ này được đặt bảng chỉ dẫn ghi Di tích địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan là nơi trước đây từng chôn cất bà

Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan là nơi trước đây từng chôn cất bà

Men theo con đường nhỏ được lát gạch phẳng phiu xuyên qua tán thông xanh mát, gió thổi rì rào sẽ tới khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan được xây dựng khang trang theo kiểu một công viên, hướng mặt về phía tây.

Địa điểm này là nơi an táng thân mẫu Bác Hồ vào năm 1901.

Khu tưởng niệm xây dựng theo hình thức như một công viên cây xanh, hướng mặt về phía tây 

Khu tưởng niệm xây dựng theo hình thức như một công viên cây xanh, hướng mặt về phía tây

Năm 1900, trong lúc ông Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Bác) được cử đi làm Đề lại trường thi Hương ở Thanh Hóa, bà Loan sinh người con thứ 4 đặt tên là Nguyễn Sinh Xin (cậu bé qua đời sau đó không lâu).

Do cuộc sống vất vả nên sau khi sinh, bà lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 33 vào ngày 10-2-1901 (tức 22 tháng chạp năm Canh Tý).

Con đường nhỏ dẫn lối lên khu tưởng niệm 

Con đường nhỏ dẫn lối lên khu tưởng niệm

Lúc này cạnh bà chỉ có người con trai 11 tuổi là Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ sau này). Dù chỉ mới 11 tuổi, Nguyễn Sinh Cung đã đứng ra làm chủ tang cho mẹ vào những ngày giáp Tết.

Theo luật triều Nguyễn lúc bấy giờ, vào những ngày giáp Tết, đám tang của dân thường trong Thành Nội không được đưa qua các cổng thành và đặc biệt không được khóc than.

Lối vào khu tưởng niệm rợp bóng cây xanh

Lối vào khu tưởng niệm rợp bóng cây xanh

Thi hài bà Hoàng Thị Loan được bà con lối xóm lặng lẽ đưa xuống thuyền qua cống Thanh Long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương, rồi ngược dòng về sông An Cựu.

Đến gần ngã ba Giàng Xay, đoàn tang lễ gánh quan tài theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Bân (Tam Tầng) từ năm 1901 đến 1922.

Các bạn trẻ, đoàn viên thanh niên ghé đến dâng hương vào mỗi dịp lễ, Tết

Các bạn trẻ, đoàn viên thanh niên ghé đến dâng hương vào mỗi dịp lễ, Tết

Năm 1922, bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái của Bác Hồ) đã dời hài cốt của mẹ về an táng ở quê nhà Nghệ An.

Để tưởng nhớ công lao của người mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào năm 1990, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã xây dựng nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại vị trí an táng bà trước đây.

Bia tưởng niệm công ơn của bà Hoàng Thị Loan - người phụ nữ tảo tần cả một đời đã vì chồng, vì con

Bia tưởng niệm công ơn của bà Hoàng Thị Loan - người phụ nữ tảo tần cả một đời đã vì chồng, vì con

Vị trí này nằm ở lưng chừng núi Bân - ngọn núi được cho là nơi vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế rồi ra Bắc đánh dẹp 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2008. Nơi đây thường được các bạn trẻ, đoàn viên thanh niên đến dâng hương mỗi dịp lễ trọng đại của đất nước.

Khu tưởng niệm mẹ của Bác Hồ nằm ở lưng chừng núi Bân - ngọn núi được cho là nơi vua Quang Trung chọn làm nơi tế trời đất để lên ngôi hoàng đế rồi đưa quân ra Bắc đánh dẹp 29 vạn quân Thanh xâm lược

Khu tưởng niệm mẹ của Bác Hồ nằm ở lưng chừng núi Bân - ngọn núi được cho là nơi vua Quang Trung chọn làm nơi tế trời đất để lên ngôi hoàng đế rồi đưa quân ra Bắc đánh dẹp 29 vạn quân Thanh xâm lược

Những bức tranh sen chân dung Bác HồNhững bức tranh sen chân dung Bác Hồ

Ông Bảy Nghĩa, 64 tuổi, ở Đồng Tháp, theo đuổi việc sáng tác tranh lá sen chân dung Bác Hồ gần 8 năm qua, hoàn thiện hơn 150 bức tranh. Khách hàng của ông khắp trong và ngoài nước.

Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến của du khách Ấn Độ

Khách Ấn Độ tham quan TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khách Ấn Độ tham quan TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.

Theo báo cáo "Xu hướng du lịch 2024: Phá vỡ ranh giới" từ Viện Kinh tế của Mastercard, du khách Ấn Độ đến Việt Nam đã tăng 248% so với cùng kỳ năm 2019, tiếp đến là Mỹ và Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 59% và 53%.

Những số liệu trên, được tổng hợp cho khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 3-2024, cũng cho thấy sự thay đổi đáng kể trong sở thích của du khách.

Báo cáo cho biết thêm những xu hướng mới nổi này hứa hẹn sẽ có lợi cho lĩnh vực du lịch vì Ấn Độ dự kiến có thêm gần 20 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu trong vòng 5 năm tới.

Ông David Mann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mastercard, cho biết: "Đang có nhiều chuyến đi quốc tế của du khách Ấn Độ hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Ấn Độ hiện là thị trường lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới và trong tương lai gần, đây có thể sẽ là một câu chuyện (tăng trưởng).

Cầu về du lịch, trang sức và quần áo cao cấp sẽ vẫn rất mạnh mẽ khi thu nhập khả dụng ngày càng tăng và lối sống đầy khát vọng".

Trong quý đầu tiên năm 2024, các sân bay Ấn Độ đã ghi nhận kỷ lục 97 triệu lượt qua lại cho cả giao thông hàng không nội địa và quốc tế, đánh dấu mức tăng đáng kể so với một thập kỷ trước, khi để đạt được con số như vậy cần phải mất cả năm.

Cũng theo báo cáo của Mastercard, du khách Ấn Độ đã kéo dài chuyến đi của mình thêm một ngày trong tài khóa dự kiến kết thúc vào tháng 3-2024, so với cùng kỳ năm 2019. Xu hướng này nhấn mạnh nhu cầu ngày càng tăng đối với những trải nghiệm du lịch phong phú và ý nghĩa.

Hơn nữa, các kỳ nghỉ du lịch trên biển đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, vượt qua mức cao của năm 2019.

Bất chấp đồng USD mạnh hơn, phân khúc du lịch nước ngoài của Ấn Độ vẫn phát triển tốt nhờ cơ sở người tiêu dùng giàu có ngày càng mở rộng đang tìm kiếm những trải nghiệm xa xỉ. Theo báo cáo, mô hình chi tiêu ngày càng phát triển phản ánh thu nhập khả dụng và lối sống đầy khát vọng ngày càng tăng của quốc gia.

Một phân tích về dữ liệu lượng khách du lịch Ấn Độ tới các điểm đến phổ biến như Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam cho thấy rằng trong khi đồng USD mạnh có thể khiến du khách rời Mỹ, thì lượng khách đến từ Ấn Độ đã tăng 59% so với mức năm 2019.

Nhật Bản đã đón tiếp kỷ lục 50.000 du khách Ấn Độ kể từ đầu năm đến nay.

"Điều thú vị là trong khi Mỹ về tổng thể vẫn chưa cho thấy sự phục hồi hoàn toàn (lượng du lịch nội địa) của năm 2019, thì lượng du khách Ấn Độ (đến Mỹ) đã chứng kiến mức tăng hơn 50% so với năm 2019. 

Việt Nam, gần đây đã bổ sung các chuyến bay thẳng, đã có lượng du khách Ấn Độ tăng gấp 2,5 lần so với năm 2019. Điều này cũng củng cố sức mạnh của nhu cầu đi lại trong khu vực", ông Mann cho biết.

Giữ chân du khách Ấn Độ với ẩm thực, phòng cầu nguyệnGiữ chân du khách Ấn Độ với ẩm thực, phòng cầu nguyện

Dù mở cửa sau, du khách Ấn Độ đã lọt vào top 5 lượng khách quốc tế lớn nhất tại Đà Nẵng và đang tăng nhanh khi các đường bay thẳng giữa hai nước đưa vào khai thác. Lượng khách tăng nhanh này đòi hỏi những thích ứng từ du lịch Việt Nam.

Cờ hoa rực rỡ khắp chùa chiền, đường phố ở TP.HCM dịp lễ Phật đản

Chùa Pháp Hoa nằm trên đường Trường Sa (quận 3) rực rỡ cờ hoa. Hoa sen trang trí bên bờ kênh Nhiêu Lộc

Chùa Pháp Hoa nằm trên đường Trường Sa (quận 3) rực rỡ cờ hoa. Hoa sen trang trí bên bờ kênh Nhiêu Lộc

Chủ đề chính của lễ Phật đản 2024 là hạnh phúc và toàn thiện với mục tiêu hướng đại chúng học theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; thân tâm đều hướng thiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.

Các chùa lớn ở TP.HCM như chùa Pháp Hoa, chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), Quan Âm Tu Viện, chùa Hải Đức (quận Phú Nhuận)… đã được treo cờ, hoa sen, lồng đèn Phật đản. Ngoài ra, trên khắp các tuyến đường gần chùa đều được trang trí rực rỡ cờ hoa.

Hòa vào không khí Tuần lễ Phật đản PL.2568, Phật giáo TP.HCM đang có nhiều hoạt động Phật sự hướng đến Phật đản. Người dân có thể dự lễ thả hoa đăng và lễ rước kiệu tại chùa Pháp Hoa (quận 3), chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), Việt Nam Quốc Tự (quận 10).

Cờ hoa rực rỡ khắp chùa chiền, đường phố ở TP.HCM chào mừng Phật đản:

Ngày 18-5 (11-4 âm lịch), nhiều tình nguyện viên đến chùa Pháp Hoa để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho lễ thả hoa đăng vào 18h ngày 19-5

Ngày 18-5 (11-4 âm lịch), nhiều tình nguyện viên đến chùa Pháp Hoa để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho lễ thả hoa đăng vào 18h ngày 19-5

Năm nay, chùa Pháp Hoa chuẩn bị gần 10.000 hoa đăng để người dân tham gia thả. Theo quan niệm của Phật giáo, thả hoa đăng trên sông nhằm mục đích cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu an cho tất cả mọi người

Năm nay, chùa Pháp Hoa chuẩn bị gần 10.000 hoa đăng để người dân tham gia thả. Theo quan niệm của Phật giáo, thả hoa đăng trên sông nhằm mục đích cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu an cho tất cả mọi người

Tại đài tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, hàng chục tăng ni, Phật tử tất bật trang hoàng cờ Phật giáo, hoa sen kỷ niệm 61 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2024), kính mừng Phật đản

Tại đài tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức, hàng chục tăng ni, Phật tử tất bật trang hoàng cờ Phật giáo, hoa sen kỷ niệm 61 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2024), kính mừng Phật đản

Những ngày qua, tăng ni, Phật tử, các tình nguyện viên cũng như công nhân làm việc liên tục để hoàn thiện các khâu trang trí quanh tượng của Ngài

Những ngày qua, tăng ni, Phật tử, các tình nguyện viên cũng như công nhân làm việc liên tục để hoàn thiện các khâu trang trí quanh tượng của Ngài

7h sáng ngày mùng 5-4 âm lịch, Quan Âm Tu Viện (quận Phú Nhuận) hạ thủy 7 đóa sen trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 7 hoa sen là biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Phật lúc đản sinh

7h sáng ngày mùng 5-4 âm lịch, Quan Âm Tu Viện (quận Phú Nhuận) hạ thủy 7 đóa sen trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. 7 hoa sen là biểu tượng cho 7 bước đi của Đức Phật lúc đản sinh

Người dân tập thể dục ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với cờ hoa rực rỡ

Người dân tập thể dục ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với cờ hoa rực rỡ

Lễ Phật đản được tổ chức hằng năm, vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu thế trong cộng đồng

Lễ Phật đản được tổ chức hằng năm, vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu thế trong cộng đồng

Dịp này, các con đường quanh các chùa lớn cũng rực rỡ cờ hoa

Dịp này, các con đường quanh các chùa lớn cũng rực rỡ cờ hoa

Phật tử tham gia tắm Phật tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10)

Phật tử tham gia tắm Phật tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10)

Lưu ý khi tham gia tắm Phật:

Mỗi năm vào dịp lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể. Ở Việt Nam, các Phật tử thường nấu nước với hoa nhài, hoa cúc, quế… rải thêm hoa vào nước tắm Phật.

Đến giờ hành lễ, các Phật tử nghiêm trang trì tụng kinh sám theo nghi thức lễ tắm Phật, rồi theo chủ lễ tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai và đôi chân của tôn tượng.

Quán niệm như sau:

- Gáo nước thứ nhất tắm bên vai trái Phật, con xin quán niệm: nguyện bỏ mọi điều ác;

- Gáo thứ hai tắm bên vai phải Phật, con xin quán niệm: nguyện làm mọi điều lành;

- Gáo thứ ba tắm dưới chân Phật, con xin quán niệm: nguyện độ hết chúng sanh.

Hàng rong 'bủa vây' các điểm du lịch Đà Nẵng

Hàng rong 'bủa vây' các điểm du lịch Đà Nẵng- Ảnh 1.

"Cửa hàng di động" chắn ngay lối vào cổng chính nhà thờ Chính Tòa (Con Gà) - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đặc biệt là tại các điểm du lịch thu hút đông du khách nước ngoài, luôn có một các xe hàng rong chào mời mua hàng.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, khu vực trước nhà thờ Chính Tòa (nhà thờ Con Gà) trên đường Trần Phú, Đà Nẵng thường xuyên có từ 2-3 xe bán hàng rong đậu ngay trước cửa.

Các xe như một tạp hóa di động, ngoài bán đồ lưu niệm còn có bán dép, mũ, túi xách, đồ che nắng.

Trong khi đó, tại chợ Hàn - nơi chuyên bán hàng cho du khách nước ngoài - thì tuyến đường xung quanh luôn có các xe hàng rong bán trái cây nhiệt đới như măng cụt, sầu riêng mời khách mua.

Để tránh lực lượng chức năng xử lý, các xe hàng rong này lần lượt di chuyển liên tục qua các tuyến đường quanh chợ.

Một xe hàng rong gần chợ Hàn

Một xe hàng rong gần chợ Hàn

Các xe hàng rong tập trung trước các khách sạn

Các xe hàng rong tập trung trước các khách sạn

Xe hàng rong giữa 2 làn khách trên vỉa hè đường Trần Phú, quận Hải Châu

Xe hàng rong giữa 2 làn khách trên vỉa hè đường Trần Phú, quận Hải Châu

Khu vực ven biển và

Khu vực ven biển và "phố Tây" ở quận Ngũ Hành Sơn cũng thường xuyên có các xe bán hàng rong

Theo ghi nhận, dù không có tình trạng chèo kéo nhưng việc chào mời liên tục gây khó chịu cho không ít du khách, nhất là khách nước ngoài. Nhiều xe hàng rong đậu liên tục dưới lòng đường gây cản trở giao thông.

Bà Trần Thị Bé, chủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm trên đường Trần Phú, cho biết các xe hàng rong tập trung đông nhất vào các thời điểm xe 52 chỗ ngồi thả du khách xuống nhà thờ Chính Tòa.

"Chúng tôi thuê mặt bằng ở đây, đóng thuế nên giá hàng hóa không cạnh tranh lại các xe hàng rong" - bà Bé nói.

Tình trạng hàng rong cũng xuất hiện nhiều ở các điểm du lịch ven biển và tuyến phố Tây quận Ngũ Hành Sơn.

Đà Nẵng sẽ xử nghiêm việc biến tướng và lợi dụng trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật bán hàng rong kết hợp ăn xin

Đà Nẵng sẽ xử nghiêm việc biến tướng và lợi dụng trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật bán hàng rong kết hợp ăn xin

Đà Nẵng sẽ xử lý ăn xin biến tướng, hàng rong

Trong nhiều năm qua, Đà Nẵng là địa phương đi đầu trong việc xử lý tình trạng người lang thang, ăn xin. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng lang thang đánh giày, bán hàng rong chèo kéo khách và ăn xin biến tướng xuất hiện trở lại một số khu vực cấm, khu danh lam thắng cảnh có đông du khách, gây mất mỹ quan đô thị.

Vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu các địa phương đồng loạt ra quân tuyên truyền, tập trung xử lý nghiêm các hành vi lang thang, ăn xin biến tướng và lợi dụng trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật bán hàng rong kết hợp ăn xin.

Đồng thời, xử lý tình trạng bán hàng rong không đúng nơi quy định trên các tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là tại các quận Hải Châu, Thanh Khê và Sơn Trà.

Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong

Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, nằm bên bờ sông Tiền hiền hòa

Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, nằm bên bờ sông Tiền hiền hòa

Nhiều năm nay, các địa phương chú trọng khai thác du lịch ở các cù lao, tạo điểm đến hấp dẫn để du khách trải nghiệm, khám phá đất và người miền Tây.

Tuy nhiên hiện nay, tại Diễn đàn liên kết phát triển du lịch vùng TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long lần 3-2024, báo cáo khách quốc tế du lịch năm 2023 chỉ 2,1 triệu lượt. Do đó, các hộ làm du lịch cùng chính quyền địa phương cũng đang có nhiều đổi mới để thu hút và giữ chân du khách.

"Chúng tôi cũng phát triển quảng bá du lịch thông qua các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook... cũng như hoàn thiện lịch trình cho du khách có thể tìm hiểu một cách chân thật, hòa mình vào thiên nhiên khi đến với vùng đất này" - chị Phượng (hộ làm du lịch ở cù lao Thới Sơn) chia sẻ.

Bà Đào Thị Trang Duyên, phó giám đốc Công ty du lịch Vietnam Adventure Tour, cho biết để kích cầu du lịch, đơn vị này cũng kết hợp nhiều tour khám phá các địa điểm tham quan văn hóa lịch sử như địa đạo Củ Chi và các cù lao ven sông Mekong để du khách có thêm nhiều trải nghiệm. 

Hiện nay, lượng khách dao động từ 300 - 400 khách mỗi ngày và tăng dần vào các ngày cuối tuần.

Du khách thích thú ngồi tàu, đi xe điện khám phá cù lao ven bờ sông Mekong:

Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 2.
Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 3.
Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 4.

Để đến được cồn Thới Sơn, du khách mất khoảng 15 phút di chuyển bằng tàu từ cảng du thuyền Mỹ Tho, sau đó sẽ khám phá xung quanh cồn bằng xe điện - phương tiện du lịch phát triển ở địa phương những năm gần đây

Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái sum suê bốn mùa

Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái sum suê bốn mùa

Paldo I.Tomi (du khách người Chile) thích thú chụp ảnh kỷ niệm trước khi bắt đầu hành trình. "Tôi đã đi nhiều nơi nhưng thật sự bất ngờ với khung cảnh, thức ăn và con người nơi đây. Mọi thứ tạo nên một ngày hoàn hảo. Nếu có thời gian, chúng tôi sẽ quay lại đây và có thêm nhiều ngày để khám phá" - I.Tomi nói.

Paldo I.Tomi (du khách người Chile) thích thú chụp ảnh kỷ niệm trước khi bắt đầu hành trình. "Tôi đã đi nhiều nơi nhưng thật sự bất ngờ với khung cảnh, thức ăn và con người nơi đây. Mọi thứ tạo nên một ngày hoàn hảo. Nếu có thời gian, chúng tôi sẽ quay lại đây và có thêm nhiều ngày để khám phá" - I.Tomi nói.

Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 7.
Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 8.

Những năm gần đây, người dân phát triển thêm mô hình nuôi ong lấy mật để du khách đến tìm hiểu cũng như thưởng thức trực tiếp món trà mật ong hoa nhãn đậm đà hương vị khi tham quan các nhà vườn

Một trải nghiệm đầy tuyệt vời chính là đi xuồng khám phá. Khi di chuyển, du khách sẽ được ngắm nhìn những hàng dừa nước mọc san sát, nối tiếp nhau tạo nên khung cảnh xanh mướt, trong lành giữa lòng sông.

Một trải nghiệm đầy tuyệt vời chính là đi xuồng khám phá. Khi di chuyển, du khách sẽ được ngắm nhìn những hàng dừa nước mọc san sát, nối tiếp nhau tạo nên khung cảnh xanh mướt, trong lành giữa lòng sông.

Thấy khách ghé vào, chủ nhà niềm nở đón chào rồi tiến ra vườn chọn những trái chín thơm ngon nhất, hái xuống cho mọi người thưởng thức ngay tại chỗ. Đến đây, nhiều người còn bị mê mẩn bởi những giai điệu đờn ca tài tử như "Lan và Điệp", "Dạ cổ hoài lang"...

Thấy khách ghé vào, chủ nhà niềm nở đón chào rồi tiến ra vườn chọn những trái chín thơm ngon nhất, hái xuống cho mọi người thưởng thức ngay tại chỗ. Đến đây, nhiều người còn bị mê mẩn bởi những giai điệu đờn ca tài tử như "Lan và Điệp", "Dạ cổ hoài lang"...

Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 11.
Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 12.
Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 13.

Để kết thúc chuyến hành trình, du khách đến cồn Phụng thuộc ấp Tân Vinh, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre để tìm hiểu về đặc sản xứ dừa của bà con nơi đây

Bà Eva Alcalse (du khách người Tây Ban Nha) tìm hiểu sản phẩm du lịch của người dân tự thiết kế

Bà Eva Alcalse (du khách người Tây Ban Nha) tìm hiểu sản phẩm du lịch của người dân tự thiết kế

Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 15.
Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 16.
Ngồi tàu máy, đi xe điện khám phá cù lao ven sông Mekong- Ảnh 17.

Hiện nay, để rút ngắn thời gian di chuyển cũng như kích cầu du lịch, nhiều tour kết hợp tham quan địa đạo Củ Chi và khám phá cù lao ven sông Mekong đã được triển khai. Chỉ trong một ngày, du khách vừa có thể tìm hiểu lịch sử, văn hóa của di tích lịch sử và trải nghiệm sự bình dị của sông nước.

Friday, May 17, 2024

Xác lập kỷ lục Việt Nam 150 món ăn kèm bánh mì

150 món ăn kèm bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

150 món ăn kèm bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tối 17-5, tại lễ khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 (TP.HCM), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng Xác lập kỷ lục Việt Nam chế biến và quảng diễn 150 các loại nhân và món ăn kèm bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ cho Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn.

Đây là các món ăn từ bánh mì được các đầu bếp thực hiện để xác lập kỷ lục Việt Nam, khẳng định sự đa dạng các vùng miền và hương vị đã tạo nên nét đặc trưng của món bánh mì Việt Nam. Có thể kể đến các loại nhân như bánh mì patê xốt muối ớt, bánh mì cá hồi xốt chanh danh, bánh mì phô mai rau củ, bánh mì thập cẩm phong cách Sài Gòn....

Bà Nguyễn Thị Khánh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cho biết năm nay lễ hội có nhiều điểm mới, với nhiều không gian hấp dẫn phục vụ công chúng đến tham quan, trải nghiệm. Sự tham gia của nhiều thương hiệu bánh mì nổi tiếng trên 50 năm, các nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mì, tiệm bánh mì, các đơn vị cung cấp nguyên liệu gia vị, thiết bị phục vụ cho công nghệ làm bánh mì với khoảng 130 gian hàng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - đánh giá cao về công tác tổ chức, nội dung chương trình lễ hội, các hoạt động chương trình đã khẳng định tính sáng tạo, khác biệt, dấu ấn riêng của bánh mì Việt Nam so với bánh mì các nước trên thế giới. Qua đó, đã góp phần tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt Nam, quảng bá hình ảnh, đất nước Việt Nam ra thế giới.

Lãnh đạo Sở Du lịch TP cũng khẳng định sẽ phối hợp Hiệp hội Du lịch TP tổ chức giới thiệu lễ hội đến với du khách, doanh nghiệp. Đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thêm những hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm quảng bá món ăn độc đáo của Việt Nam ra thế giới, góp phần khẳng định thương hiệu ẩm thực và du lịch Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Trao bằng Xác lập kỷ lục Việt Nam 150 món ăn kèm bánh mì cho Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn - Ảnh: H.K.

Trao bằng Xác lập kỷ lục Việt Nam 150 món ăn kèm bánh mì cho Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn - Ảnh: H.K.

Theo ban tổ chức, ngoài các hoạt động trưng bày, giới thiệu quảng bá về bánh mì còn có các cuộc hội thảo chuyên đề "Bánh mì Việt Nam với du lịch và ẩm thực thế giới". 

Nội dung các hội thảo tập trung giới thiệu sự khác biệt của bánh mì Việt Nam so với các loại bánh mì trên thế giới; quá trình hình thành bánh mì Việt, giúp khẳng định bánh mì là một món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, vai trò của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ cho bánh mì Việt.

Ngoài ra, ban tổ chức sẽ còn thực hiện trao các xe bánh mì khởi nghiệp dành cho phụ nữ và học viên ngành bánh, trải nghiệm chế biến bánh mì từ bột gạo, ngũ cốc, kết hợp với nông sản Việt…

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 2 tại TP.HCM diễn ra tại công viên Lê Văn Tám (quận 1) với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới", dự kiến thu hút 100.000 lượt khách tham quan trong 3 ngày, từ 17 đến 19-5.

Xót xa những 'siêu' dự án nghỉ dưỡng ven biển Quảng Nam hoang tàn

Dự án khu du lịch Trung Kỳ - Viêm Đông - Ảnh: LÊ TRUNG

Dự án khu du lịch Trung Kỳ - Viêm Đông - Ảnh: LÊ TRUNG

Nhìn cảnh những siêu dự án nghỉ dưỡng nằm ở vị trí đất vàng ven biển rơi vào tình cảnh như vậy khiến người dân không khỏi xót xa.

Hoang tàn siêu dự án nghỉ dưỡng

Dự án khu du lịch Trung Kỳ - Viêm Đông nằm trên tuyến đường ven biển phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn triển khai suốt nhiều năm qua. Đến nay công trình dừng thi công, rơi vào cảnh hoang hóa.

Dự án được tỉnh cấp chủ trương từ năm 2014 nhưng mới xây dở phần khung 2 block nhà, cỏ cây mọc um tùm, trụ cột bê tông trơ sắt bị rỉ, không một bóng công nhân thi công.

Dự án này do Công ty cổ phần Kinh doanh quản lý bất động sản Trung Kỳ - Viêm Đông làm chủ đầu tư.

Đến nay mới xây dở phần khung 2 block nhà - Ảnh: LÊ TRUNG

Đến nay mới xây dở phần khung 2 block nhà - Ảnh: LÊ TRUNG

Bên cạnh dự án này còn dự án khác dở dang, nay bỏ hoang là khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An. Khuôn viên dự án chỉ lổm chổm cọc trụ bê tông trơ sắt thép.

Tháng 5-2018, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh cục bộ (lần 1) quy hoạch chi tiết (1/500) của dự án, tháng 10 tiếp tục điều chỉnh cục bộ lần 2.

Dự án được bố trí bên cạnh bãi biển đẹp có diện tích 9,5ha, Công ty TNHH Indochina Thế kỷ 21 Resort làm chủ đầu tư, được thiết kế xây dựng theo mô hình khu phức hợp nghỉ dưỡng golf and resort.

Dự án quy hoạch dự kiến 500 căn hộ cao cấp, tích hợp một tháp khách sạn hình lồng đèn, khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao, sân golf cao cấp. Riêng sân golf được định giá khoảng 25,5 triệu USD. Năm 2022, chủ đầu tư tổ chức khởi công.

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An chỉ lổm chổm trụ bê tông trơ sắt thép - Ảnh: LÊ TRUNG

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An chỉ lổm chổm trụ bê tông trơ sắt thép - Ảnh: LÊ TRUNG

Dự án thứ ba cũng nằm trên đường ven biển chậm tiến độ là khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea (phường Cẩm An, TP Hội An). "Siêu dự án" nghỉ dưỡng này có diện tích khoảng 6,9ha, nằm gần bãi biển An Bàng, mức đầu tư ban đầu 990 tỉ đồng và sau đó chủ đầu tư nâng lên hơn 2.000 tỉ đồng.

Dự án gồm tổ hợp căn hộ khách sạn và biệt thự cao cấp, xây dựng theo tiêu chuẩn 7 sao với khoảng 800 căn hộ.

Đến nay, công trình chỉ xây dựng 3 tòa nhà phần thô rồi bỏ dở thời gian dài. Chính giữa một tòa nhà mới chỉ xây xong phần móng. Những cột bê tông trơ sắt thép, các tòa nhà hiện nay loang lổ, nhếch nhác.

Dự án được triển khai thực hiện vào năm 2019 và dự kiến bàn giao vào năm 2021. Chủ đầu tư đã được gia hạn đến cuối năm 2022 do không thực hiện đúng tiến độ. 

Đến năm 2022, dự án tiếp tục chậm tiến độ lần hai, được tỉnh điều chỉnh tiến độ hoàn thành đến tháng 7-2023. Tuy nhiên đến nay vẫn dang dở, không một bóng công nhân.

Dự án khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea - Ảnh: LÊ TRUNG

Dự án khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea - Ảnh: LÊ TRUNG

Xử lý sao với những khu du lịch đang hoang tàn?

Đối với khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An, cuối năm 2022, Thanh tra Chính phủ có thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Quảng Nam, chỉ ra tiến độ thực hiện dự án này chậm theo cam kết.

Sau thời gian thi công, chậm tiến độ, tháng 6-2023, tỉnh Quảng Nam có công văn, yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động làm việc, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, địa phương liên quan có ý kiến để tổng hợp, tham mưu tỉnh giải quyết việc thông báo chấm dứt hoạt động của dự án này.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn - cho hay đối với dự án Mai House Hội An, hiện UBND tỉnh đã thông báo chấm dứt hoạt động.

Còn dự án khu du lịch Trung Kỳ - Viêm Đông hiện còn vướng giải phóng mặt bằng. Địa phương theo thẩm quyền chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Những dự án nằm ở vị trí đất vàng ven biển - Ảnh: LÊ TRUNG

Những dự án nằm ở vị trí đất vàng ven biển - Ảnh: LÊ TRUNG

Còn khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea, theo báo cáo của chủ đầu tư gửi đến tỉnh mới đây, việc dự án phải ngừng thi công hơn 3 năm nay cũng do công ty chưa được cấp giấy phép xây dựng. Vấn đề không phải chủ quan của công ty, mà do cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến kinh doanh bất động sản còn bất cập. 

Đây là khoảng thời gian mà công ty phải chịu nhiều khó khăn, dồn dập về tài chính. Đã có nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra nắm bắt tình hình thực tế và khó khăn chồng chéo cho dự án. Công ty mong tỉnh tháo gỡ để dự án sớm có đầy đủ yếu tố pháp lý.

Ngày 13-5, Văn phòng UBND tỉnh có văn bản gửi các sở hướng dẫn, tham mưu giải quyết các thủ tục về đất đai, đầu tư, điều chỉnh quy hoạch, cấp phép xây dựng đối với dự án theo đề nghị của Công ty cổ phần đầu tư Năm Sao, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea được thi công dở dang, dừng 3 năm nay - Ảnh: LÊ TRUNG

Khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea được thi công dở dang, dừng 3 năm nay - Ảnh: LÊ TRUNG

Các khối nhà chưa được thi công hoàn thành - Ảnh: LÊ TRUNG

Các khối nhà chưa được thi công hoàn thành - Ảnh: LÊ TRUNG

Dự án Mai House Hội An chỉ là những trụ bê tông trơ sắt thép - Ảnh: LÊ TRUNG

Dự án Mai House Hội An chỉ là những trụ bê tông trơ sắt thép - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoang tàn bên dự án siêu nghỉ dưỡng - Ảnh: LÊ TRUNG

Hoang tàn bên dự án siêu nghỉ dưỡng - Ảnh: LÊ TRUNG

Những khối nhà xây dở dang, nhếch nhác - Ảnh: LÊ TRUNG

Những khối nhà xây dở dang, nhếch nhác - Ảnh: LÊ TRUNG

Những siêu dự án nghỉ dưỡng ven biển chậm tiến độ, dở dang - Ảnh: LÊ TRUNG

Những siêu dự án nghỉ dưỡng ven biển chậm tiến độ, dở dang - Ảnh: LÊ TRUNG

Khó 'hạ nhiệt' giá vé vì hãng bay chỉ lãi 1 USD/hành khách?

Hàng không tăng giá vé nhưng đều nằm trong khung giá quy định? - Ảnh: CÔNG TRUNG

Hàng không tăng giá vé nhưng đều nằm trong khung giá quy định? - Ảnh: CÔNG TRUNG

"Giá vé máy bay tăng 15 - 20% nhưng phổ biến chỉ bằng 76% so với giá vé quy định, có chặng chỉ 43% so với quy định" - ông Đặng Anh Tuấn, phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, phát biểu tại hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?" do báo Thanh Niên tổ chức ngày 17-5 tại TP.HCM.

Thừa nhận vé máy bay tăng 15-20%

Theo ông Tuấn, nguyên nhân tăng giá vé là chi phí nhiên liệu, thiết bị bay tăng 76 - 77%. Riêng xăng dầu và tỉ giá biến động, nằm ngoài tầm kiểm soát của hãng bay.

Chẳng hạn, so với năm 2019, giá xăng năm nay tăng 5.700 tỉ đồng và chi phí tỉ giá biến động tăng thêm 4.700 tỉ đồng. Tổng mức tăng do chi phí nhiên liệu lên tới khoảng 11.000 tỉ đồng.

"Hiện tại, ngành hàng không thế giới và Việt Nam chỉ có lãi khoảng 1 USD/khách. Nếu gặp các yếu tố thời tiết bất lợi như mưa dông, phải bay vòng một chút thì lợi nhuận 1 USD nêu trên cũng bay theo", ông Tuấn nói.

Cùng quan điểm, ông Trương Việt Cường - phó tổng giám đốc Bamboo Airways - cho biết chi phí thuê máy bay hiện nay tăng cao, khó thuê. Mới khoảng vài tháng trước thuê một máy bay (thuê ướt) dưới 3.000 USD/giờ nhưng hiện kiếm một cái với giá 4.000 - 5.000 USD/giờ rất khó.

Ông Nguyễn Bác Toán, phó tổng giám đốc Vietjet, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TN

Ông Nguyễn Bác Toán, phó tổng giám đốc Vietjet, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TN

Phân tích về các chi phí ảnh hưởng đến giá vé máy bay, ông Cường cho biết có 3 nhóm chi phí lớn.

Nhóm chi phí thứ nhất, chiếm tới 55 - 60% tổng chi phí đầu vào, là các chi phí thuê tàu bay, sửa chữa động cơ, chi phí ngoại tệ…

Nhóm chi phí thứ 2 là các loại thuế, phí theo quy định. Các hãng nộp đúng theo đơn giá của nhà nước và cũng không có khả năng tác động.

Nhóm chi phí thứ 3 là chi phí vận hành khai thác như chi phí lao động, chi phí phục vụ máy bay… Các hãng đều nỗ lực tối ưu các chi phí này song không tác động nhiều đến giá vé.

"Do đó, không phải cứ giá trần tăng là hãng bay tăng giá vé", phó tổng giám đốc Bamboo Airways khẳng định.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, chủ tịch HĐQT Vietravel Corp, dẫn ví dụ vé máy bay từ Việt Nam đi Mỹ chưa bao giờ đắt như hiện nay. Vé hạng thương gia 3.000 - 4.000 USD lên 9.000 - 11.000 USD. Hạng vé phổ thông cũng tăng từ 750 - 900 USD lên 1.700 - 2.100 USD tùy từng thời điểm.

Giá vé máy bay cả thế giới đều tăng chứ không chỉ Việt Nam. Vì thế, nếu nói bay quốc tế rẻ hơn bay nội địa là chưa thật sự theo sát ngành. Hiện nay chỉ có duy nhất đường bay từ Việt Nam đi Thái Lan giá mềm, nhưng đó là nhờ họ tổ chức du lịch theo từng gói, sản phẩm 3 trong 1; 4 trong 1.

"Trên thế giới không có quốc gia nào mà tất cả các hãng hàng không đều lỗ đến "ná thở" như Việt Nam hiện nay. Nói vậy để thấy, không phải các hãng hàng không đang cố bán vé cao để lấy lời cao", ông Kỳ nhấn mạnh.

Kìm tăng giá vé, cách nào?

Theo ông Trương Việt Cường, quan trọng nhất cần có mức giá trần linh hoạt theo chi phí xăng dầu, giá cấu thành đầu vào chứ không nên cứng nhắc.

"Theo tôi, quy định giá trần hiện nay không phụ thuộc vào giá dầu, giá máy bay như thế nào thì còn có một chút bất cập. Ngoài ra, với chính sách giảm phí điều hành bay trước đây, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội có điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ các hãng trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Trương Việt Cường - phó tổng giám đốc Bamboo Airways phân tích nguyên nhân tăng giá vé và đề xuất giảm chi phí để

Ông Trương Việt Cường - phó tổng giám đốc Bamboo Airways phân tích nguyên nhân tăng giá vé và đề xuất giảm chi phí để "hạ nhiệt" giá vé trong thời gian tới - Ảnh: TN

Giải pháp để có giá vé máy bay rẻ khi bay đêm cũng cần có sự hỗ trợ về thuế phí. Chứ như hiện nay, bay đêm chỉ thấp hơn bay ngày vài trăm ngàn đồng thì chẳng ai bay, chưa kể bay đêm còn có khoản phụ phí tăng thêm.

Ngoài ra, theo ông Cường, các địa phương có nguồn thu lớn từ du lịch cũng nên có chính sách hỗ trợ cho du khách.

Với hãng bay tư nhân lớn tại Việt Nam, ông Nguyễn Bác Toán - phó tổng giám đốc Vietjet - cho rằng "chưa bao giờ lịch sử ngành hàng không trong 20 năm qua lại sụt giảm chi tiêu mạnh như vậy".

Các hãng hàng không luôn mong muốn đem đến giá vé tốt nhất cho khách hàng. Vì vậy, để giảm giá vé về mức hợp lý để thị trường chấp nhận, đầu tiên cần có các chính sách hỗ trợ giảm thuế, phí trong điều hành, khai thác tại các sân bay, tăng năng lực điều hành khai thác tại các cảng hàng không.

Từ đó giảm thời gian quay đầu của các chuyến bay, tăng tần suất, tăng năng lực vận hành khai thác, giảm giá dịch vụ các khung giờ bay đêm để tăng cường các chuyến bay đêm phục vụ hành khách.

Vé máy bay chiếm 50% tổng giá tour du lịch

Ông Nguyễn Hữu Y Yên, chủ tịch HĐTV Lữ hành SaigonTourist, giá vé máy bay hiện chiếm khoảng 50% tổng giá một tour du lịch. Ví dụ, giá tour đi từ TP.HCM ra một số tỉnh phía bắc như Hà Nội - Ninh Bình - Hạ Long - Sa Pa kéo dài 5 ngày 4 đêm, giá bình quân 12 triệu đồng.

Giá tour Phú Quốc, cũng là điểm du lịch "hot", giá tour ở mức 7 - 8 triệu, giá vé máy bay các tuyến bay Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phú Quốc... cũng chiếm khoảng 50% giá tour du lịch.

Với khó khăn của ngành hàng không, các chi phí, trượt giá... , giá vé máy bay tăng 20% và giá tour tăng 10% trong năm nay "là hợp lý". Vấn đề làm thế nào để giải quyết bài toán khi giá vé máy bay tăng như vậy, các công ty lữ hành, hàng không, điểm đến, khách sạn, nhà hàng có thể ngồi lại với nhau để mức giá tour tăng 10% như hiện nay, có thể giảm xuống chỉ tăng 3 - 5.

Ông đề xuất bay vào những giờ không đẹp lắm, thay vì 8h - 10h sáng thì bay chiều, tối. Như vậy, khách du lịch sẽ bị mất điểm tham quan, nhưng có thể ở thêm 1 đêm...

Vì sao suối Lương ở Đà Nẵng khô cạn, trơ trọi sỏi, đá?

Thượng nguồn suối Lương trơ trọi sỏi, đá - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Thượng nguồn suối Lương trơ trọi sỏi, đá - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Tại hội nghị trực tuyến cung cấp thông tin cho báo chí diễn ra chiều 17-5, ông Nguyễn Hồng An - phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng - đã nêu ra những nguyên nhân khiến suối Lương bị khô cạn.

Theo ông An, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng các sở, ngành liên quan đi kiểm tra thực tế, đánh giá.

Qua đó, xác định một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô hạn tại suối Lương.

Đó là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Từ đầu năm đến nay, lượng mưa trên địa bàn thiếu hụt. Đặc biệt, từ tháng 1, 2, 3, 4, lượng mưa giảm dần. Đây là sự tác động rõ nét của biến đổi khí hậu. "Giảm biên độ rất lớn" - ông An nói. Số liệu tại trạm quan trắc suối Lương lượng mưa ghi được trong các tháng trên thấp hơn cùng kỳ năm 2023 từ 1,43-14 lần.

Nguyên nhân kế tiếp là khu vực thượng lưu suối Lương có nhiều đoạn bị sạt lở, bồi đắp đất đá gây cản trở dòng chảy.

Khu vực hạ lưu có các hoạt động của con người tác động, xây dựng các ao hồ phục vụ du lịch, làm thu hẹp dòng chảy của suối, cản trở lưu thông.

Có tình trạng các hộ trồng rừng khi thu hoạch keo lá tràm khai thác quy trình chưa phù hợp, khai thác đồng loạt, chậm trồng rừng lại, dẫn đến khu vực này không duy trì mạch nước ngầm.

Nước suối nhỏ giọt chảy đoạn dưới cầu đường dẫn vào hầm Hải Vân - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nước suối nhỏ giọt chảy đoạn dưới cầu đường dẫn vào hầm Hải Vân - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Để giải quyết vấn đề, ông An cho biết trước mắt triển khai nạo vét đất đá bồi đắp để khơi thông dòng chảy. Phải rà soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý tài nguyên nước, cát, sỏi, lòng sông... 

Có giải pháp thay thế cây keo lá tràm bằng các cây khác, phù hợp với tác dụng điều hòa khí hậu, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng tái tạo mạch nước ngầm, giảm xói mòn đất.

Về lâu dài, UBND TP đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu sinh thái phía tây Hòa Hiệp Bắc. Theo quy hoạch, dự án có thoát nước khu vực 1 - tuyến thoát nước chính suối Lương nằm trong nhóm những hạng mục ưu tiên đầu tư. Triển khai được phương án này sẽ cải thiện được vấn đề thất thoát nước ở suối Lương.

Đồng thời, phải tiến hành rà soát tổng thể, lập phương án, có đề xuất phê duyệt quy mô dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng ở khu vực xung quanh suối Lương.

Trước đó, Tuổi Trẻ Online đã phản ánh suối Lương (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) là nguồn cung cấp nước sạch, nước tưới, phục vụ các điểm du lịch, nhưng đầu nguồn suối đang trơ trọi toàn đá, hạ lưu thì nước nhỏ giọt.

 
Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day cat toc | Day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung
Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc | Mua ban rao vat | Dang rao vat | Dien dan rao vat | Rao vat mien phi | Trang rao vat