Sau 22h, các dịch vụ mua sắm, giải trí ở thành phố Đà Lạt bắt đầu tạm ngưng hoạt động khiến các tuyến phố trở nên vắng lặng. Thời điểm này, khách du lịch vẫn tiếp tục hành trình, tìm đến những nơi “còn thức” để tiếp tục vui chơi, trải nghiệm.
Thời gian này, chỉ một số ít hàng quán tại khu ẩm thực Vườn hoa thành phố Đà Lạt, khu chợ đêm Đà Lạt và một số ít gánh hàng rong tại khu vực Quảng trường Lâm Viên còn hoạt động, đón khách.
Anh Nguyễn Trần Quốc Huy (trú TPHCM) cho biết, anh cùng bạn gái du lịch thành phố ngàn hoa trong 3 ngày và đã trải nghiệm nhiều địa điểm nổi tiếng.
“Khí hậu mát lành nên chúng tôi quyết định lang thang phố đêm và tìm nơi để ăn uống, vui chơi. Khoảng 4h, chúng tôi sẽ cùng nhóm bạn tập trung để chạy xe vào đồi Đa Phú (phường 7, thành phố Đà Lạt) săn mây”, anh Huy nói.
23h, nhiều tiểu thương kinh doanh cửa hàng quần áo, giày dép, quầy đặc sản ở khu Chợ đêm Đà Lạt bắt đầu đóng cửa. Thời gian này, không gian còn lại khu chợ là những gánh nướng, sữa đậu nành nóng còn hoạt động để chiều lòng “thượng đế”.
Bà Lê Thị Bé, chủ gánh nướng ở khu chợ đêm chia sẻ, đêm về khuya nhưng nhiều du khách vẫn tiếp tục rong chơi ở khu chợ. Do vậy, bà vẫn nhóm bếp và bán xuyên đêm với các món ăn vặt như bánh tráng nướng, xúc xích, khoai lang và sữa đậu nành.
Xem Video: https://www.youtube.com/watch?v=pfbe9pVbQxg“Tuy không nhiều nhưng giờ nào cũng có khách ghé ăn đồ nướng. Đến 6h hôm sau, tôi dọn dẹp, trở về nhà nghỉ ngơi. Tôi buôn bán như vậy đã hơn 10 năm”, bà Bé nói.
Một nhóm du khách mua trái cây tại khu Chợ đêm Đà Lạt lúc 23h30 ngày 11/6.
Phố đi bộ cuối tuần Khu Hòa Bình, đây là nơi được chính quyền thành phố Đà Lạt tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật phục vụ du khách.
Bà Nga, một người kinh doanh gần con phố cho hay, 19h-22h các đêm cuối tuần, khu phố đông nghẹt người đến vui chơi. Sau 22h, các hoạt động kết thúc nên du khách cũng thưa dần và đến 23h thì vắng lặng.
“Nhiều du khách đến phố sau 23h và không còn gì để vui chơi nên họ tìm nơi khác”, bà Nga cho biết.
Phố đi bộ Trần Quốc Toản bên bờ hồ Xuân Hương, cạnh sân golf Đồi Cù vắng lặng sau 23h.
Sau 23h, các cửa hàng ở khu Ngã năm Đại học, nút giao giữa Đinh Tiên Hoàng, Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Phù Đổng Thiên Vương, Nguyễn Công Trứ đóng cửa, tạm ngưng hoạt động.
Sau 0h, dù hệ thống chiếu sáng ở Quảng trường Lâm Viên tạm ngưng hoạt động song nhiều du khách vẫn tập trung vui chơi, tản bộ. Ở khu vực này, nhiều gánh nướng vẫn đỏ lửa phục vụ khách.
Bà Cao Thị Thu Hường, chủ gánh nướng ở khu vực gần Quảng trường Lâm Viên cho biết, thời gian khuya đổ về sáng, nhiệt độ giảm, trời lạnh nên nhiều du khách ghé gánh nướng để sưởi ấm, ăn vặt. Việc bán hàng rong tại đây được bà duy trì xuyên đêm.
Kinh tế đêm Đà Lạt thiếu “8 giờ vàng”
Đầu tháng 6, UBND thành phố Đà Lạt phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức tọa đàm phát triển du lịch thành phố Đà Lạt. Tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo địa phương, đại diện các sở, ban, ngành cùng các chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Tại đây, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp phát triển du lịch có ý kiến cho rằng, kinh tế đêm Đà Lạt đang thiếu “8 giờ vàng”, tức các hoạt động kinh tế đêm kéo dài từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau.
Ông Duy Đoàn, đại diện Hiệp hội Công nghiệp nền tảng phân phối trực tuyến Hàn Quốc (KODPIA) tại Việt Nam đặt vấn đề: Nhiều chương trình nghệ thuật kết thúc vào 22h và sau thời gian này du khách sẽ đi đâu, sẽ làm gì?
“Đối với họ (khách du lịch) chuyện chi phí không phải vấn đề. Chúng ta đang thực sự không khai thác được “8 giờ vàng”, ông Duy Đoàn nói và cho biết thêm ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia đều có thành phố du lịch phát triển mạnh kinh tế đêm với dịch vụ ăn uống, buôn bán, vui chơi đến sáng hôm sau.
Nguồn: Sưu tầm
http://diendandulich.gym2k.com/2024/06/a-lat-buon-te-sau-22h-vi-hang-quan-ong.html
0 nhận xét:
Post a Comment