Monday, November 11, 2024

Ngắm những cây cầu nối nhịp dòng Hương

Ngắm những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 1.

Xứ Huế bây chừ đang vươn mình với những cây cầu bắc qua sông Hương - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Về với Huế lúc này sẽ thấy vùng đất này đang đổi thay từng ngày. Những con đường được mở rộng, những cây cầu đang được xây dựng để kết nối giao thông, phát triển đô thị.

Trong hình hài của một đô thị vươn mình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, không thể không nhắc đến những cây cầu bắc qua sông Hương.

Xứ Huế bây chừ đang chuyển mình thành thành phố của những cây cầu.

Cầu Trường Tiền

Ngắm những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 3.

Sau hơn 1 thế kỷ tồn tại, cầu Trường Tiền không chỉ nối đôi bờ bắc nam sông Hương gần lại với nhau, mà còn trở thành một điểm du lịch nổi tiếng. Cây cầu cũng đã đi vào lòng bao người khi trở thành biểu tượng của xứ Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Cầu Trường Tiền là chiếc cầu dài 402,6m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67m.

Cây cầu được khởi công vào tháng 5-1899 và khánh thành vào ngày 18-12-1900, dưới thời vua Thành Thái. Do vậy khi vừa ra đời, cầu có tên là cầu Thành Thái. Đây là cây cầu đường bộ đầu tiên được xây dựng nối đôi bờ sông Hương.

Những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 3.

Cầu Trường Tiền đã đi vào thơ ca thi họa, trở thành biểu tượng trường cửu của xứ Huế - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Có một giai thoại liên quan đến lòng yêu nước, mong muốn được tự chủ của vua Thành Thái gắn liền với cây cầu này. Đó là vào hôm đặt đá xây cầu, nhà vua hỏi Khâm sứ Trung kỳ Auvergne: "Cầu có vững chắc không?". Vị khâm sứ tự tin trả lời: "Khi nào cầu này gãy thì nhà nước bảo hộ sẽ trả lại nước An Nam cho bệ hạ!"

Thật không ngờ, mấy năm sau khi khánh thành, cầu Trường Tiền đã gãy vì một trận bão lớn năm Giáp Thìn 1904. Vua Thành Thái mới hỏi ông quan khâm sứ của Pháp: "Hôm xây cầu, ông đã nói khi nào cái cầu này gãy thì nhà nước bảo hộ sẽ trả lại nước An Nam. Nay thì cầu đã gãy rồi đó". Khâm sứ Auvergne tìm cách chống đỡ: "Cầu gãy là do cơn bão khủng khiếp, chứ đâu phải do tay người".

Cầu Phú Xuân

Cầu Phú Xuân được người Huế gọi với cái tên khác là cầu Mới. Cây cầu bắc qua sông Hương thuộc tuyến quốc lộ 1 cũ qua TP Huế.

Những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 4.

Cầu Phú Xuân hay có tên gọi khác là cầu Mới qua sông Hương - Ảnh: NHẬT LINH

Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dài 374,65m, rộng 17m, riêng lòng cầu rộng 12m; tải trọng của cầu là 18 tấn.

Cầu được xây dựng xong vào năm 1971 và được đặt tên là cầu Sông Hương. Cây cầu là một trong những tuyến đường huyết mạch nằm trên tuyến quốc lộ 1A. Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, cầu được đổi tên thành cầu Phú Xuân.

Những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 5.

Cầu Phú Xuân là cây cầu đường bộ thứ 2 bắc qua sông Hương - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Cầu Dã Viên

Cầu được khởi công xây dựng với tên gọi là "cầu đường bộ Bạch Hổ". Cầu được khánh thành ngày 31-8-2012 và được đặt tên là cầu Dã Viên, vì có trụ cầu bắc qua cồn Dã Viên trên sông Hương.

Ngắm những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 7.

Cầu Dã Viên hiện nay trở thành một tuyến giao thông quan trọng ở TP Huế, nối bờ nam sông Hương với tuyến quốc lộ 1 huyết mạch - Ảnh: NHẬT LINH

Cầu dài 542,5m, rộng 24,5m với bốn làn xe và hai lề đường dành cho người đi bộ. Cầu có năm nhịp và lan can.

Từ khi được đưa vào sử dụng, cầu Dã Viên đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề tắc đường vào giờ cao điểm và nối liền đô thị 2 bờ bắc nam sông Hương.

Cầu Nguyễn Hoàng

Cầu Nguyễn Hoàng có tổng mức đầu tư xây dựng hơn 1.855 tỉ đồng, được khởi công vào cuối năm 2022 và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào ngày 26-4-2025.

Những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 7.

Cầu Nguyễn Hoàng được kỳ vọng sẽ là cây cầu chiến lược nằm trên tuyến đường vành đai ở ngoại ô TP Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Cầu có chiều dài khoảng 380m, cầu vòm thép gồm 5 nhịp dầm, chiều rộng 43m, 6 làn xe, làn đi bộ rộng 3m, đường dẫn hai đầu dài 210m.

Cầu Nguyễn Hoàng được kỳ vọng sẽ là cây cầu chiến lược nằm trên tuyến đường vành đai ở ngoại ô TP Huế.

Cầu vượt biển Thuận An

Cầu Thuận An là cây cầu nối liền cửa biển dài nhất miền Trung với chiều dài 2,36km, rộng 20m, nhịp chính mở rộng 23,5m. Cầu có tổng mức đầu tư xây dựng hơn 2.500 tỉ đồng, khởi công vào tháng 3-2022 và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2025.

Ngắm những cây cầu nối nhịp dòng Hương - Ảnh 9.

Cầu Thuận An sau khi hoàn thành sẽ trở thành tuyến đường ven biển huyết mạch, phục vụ phát triển kinh tế, quốc phòng ở phía đông TP Huế - Ảnh: NGUYỄN TẠ PHONG

Cây cầu này cũng là cây cầu cuối cùng trên thủy trình từ thượng nguồn về cửa biển của sông Hương.

Sông Hương có khởi nguồn từ dãy Trường Sơn, gồm hai nguồn chính là Tả Trạch và Hữu Trạch. Hai dòng sông này hợp lưu tại ngã ba Tuần thành sông Hương chảy qua TP Huế rồi ra cửa biển với chiều dài khoảng 33km.

Ngoài những cây cầu kể trên, sông Hương còn có thêm cầu Tuần, cầu Đập Đá, cầu Chợ Dinh và đập Thảo Long nối liền đôi bờ dòng sông.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung
Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc | Mua ban rao vat | Dien dan rao vat | Rao vat mien phi | Trang rao vat
Tin Tuc Giai Tri